Chuyển đến nội dung chính

[MĐMCCKD] Đêm Thứ 79

Đêm Thứ 79 - Nửa cây kim

Có thể do bão, tháng tám vốn nóng như lửa cũng mát mẻ hẳn, chẳng qua đã gần đến rằm tháng bảy, bỗng nhiên cảm giác được thời tiết này lại vô cùng đúng lúc. Không biết Kỷ Nhan và Lý Đa đã chạy tới đâu, tiện tay mở thùng thư ra, lại phát hiện có thêm thư gửi từ Kỷ Nhan.

Tên này xem ra biết rằm tháng bảy sắp đến, lại gửi thư thăm hỏi, chẳng qua nhìn có chút không được tự nhiên.

"Lại sắp đến rằm tháng bảy rồi, trước đó vài ngày tớ và Lý Đa vì tìm kiếm câu chuyện truyền thuyết của địa phương, phải vượt qua một con sông, nghe đâu thôn xóm đối diện sông xảy ra chuyện vô cùng kỳ quái, tớ nóng lòng muốn qua đó, nhưng mặt sông không có cầu, nước lại rất xiết, cho nên tớ ngồi thuyền của một cụ già đi qua, không ngờ lại có thu hoạch người dự liệu, khi gần tới quỷ lễ, có lẽ câu chuyện này cậu có thể dùng được." Tôi đọc tới đó, tinh thần bỗng tỉnh táo, cơn buồn ngủ buổi sáng đã quét sạch, tiếp tục đọc.

"Ở đây rất hoang vu, nhìn quanh chỉ có bãi đá và cỏ dại vô biên vô tận. Mặt sông vốn hẹp bỗng dưng bắt đầu chảy xiết, giống như bột mì nhào tán, sóng nước đều là từng khối từng khối mà cuộn trào, tớ và Lý Đa tìm hồi lâu, nhưng không thấy cầu bắc qua sông, sắc trời dần ảm đạm, cơn mưa vừa dứt dường như lại có xu hướng trở lại, đá cuội trên mặt sông bị nước mưa giội rửa sáng choang dị thường, đang sốt ruột, lại nhìn thấy trong xó xỉnh trời nước một màu đậu một con thuyền lá, không nhìn kỹ, giống như hòa vào nhau vậy.

Tớ đi tới, một người đưa đò đội mũ rơm màu xám trắng, khoác chiếc áo khoác lao động màu xanh da trời lỗi thời, thân dưới mặc quần cụt màu xám , cúi đầu hút thuốc lào. Tớ đi tới, hỏi một tiếng.

'Xin hỏi ông có lái thuyền không?'

Ông ta ngẩng đầu lên, mặt như một bánh bao bột nở khô đét để lâu ngày, mang theo màu úa vàng, vừa giống như một quả táo co rút nghiêm trọng, lông mi một số gần như đã bong sạch, mắt và gò má đều trải đầy những nếp nhăn sâu như khe rãnh. Miệng ngậm thuốc, mang theo cặp mắt hờ hững nhìn chúng tớ. Phía dưới tay áo xắn đến khuỷu tay hiện đầy những mạch máu dày như con giun, từng sợi một lồi ra —— những người quanh năm tiếp xúc với nước đều sẽ như vậy, da vàng mà khô, phía trên từng lớp da chết màu xám đen còn chưa tróc hết, cuối cùng, sau mấy giây nhìn chúng tớ chằm chằm, miệng ông ấy mới rời khỏi ống thuốc lào.

'Đương nhiên là lái, nhưng các cậu họ gì?' Ông ấy mang đậm khẩu âm địa phương hỏi.

Tớ khó hiểu vấn đề của ông ấy, song vẫn nói cho ông ấy, Lý Đa cũng có chút không vui, nóng nảy thúc giục.

Ông ta nhìn qua dường như đã rất lớn tuổi, không biết vì sao vẫn còn đưa đò, hơn nữa ở đây cũng rất ít có người tới, hoặc giả không có chúng tôi, ông ấy cả ngày cũng không nhận được một người khách.

Cơ thể của ông cụ rất to lớn, sau khi đứng thẳng lên như tấm sắt dựng ngay ngắn vậy, ông ta thu dọn ống thuốc lào, thuận tay lấy hành lý của chúng tớ, thân thuyền không lớn, nhưng cũng miễn cưỡng chứa được dưới bốn người, tớ và Lý Đa ngồi đối diện nhau, ông cụ thì đứng ở đầu thuyền, đẩy thuyền khỏi bờ sông.

Thuyền chậm rãi lái về phía giữa sông, nước chảy dường như cũng đã nhỏ hơn, ven sông vẫn có rất nhiều quái thạch sừng sững.

"Tháng bảy tháng tám lũ về bất ngờ hung hãn, nước nơi này cũng dâng dữ dội, cho nên phải xem những thạch động kia, nếu nước sông qua khỏi đá, cũng là đã rất cao, không thể ra khơi.' Giọng ông cụ rất khàn, nhưng vô cùng rõ ràng, có lẽ ông thấy tớ nhìn mấy tảng đá kia chằm chằm, vì vậy giải thích.

"Cụ vừa nãy tại sao hỏi họ bọn con?" Lý Đa tò mò hỏi ông cụ. Ông chần chừ một chút, chợt ngửa lên trời hát vang, giọng ca từ vách núi bốn phía vọng lại, quanh quẩn bên tai.

'Người qua sông hò, chớ vội, đợi ta hỏi tên họ người hò, cho dù sóng dữ cùng ghềnh nguy hò, người chèo thuyền một thân đều là lưới đảm, ra thuyền thà mang một cây kim, về nhà không chở người họ Trần hò.' Cụ hát xong, lúc này mới cúi đầu nói với chúng tớ.

'Ta chèo thuyền đối diện sông, vùng này có quy củ, thuyền ra phải mang theo một cây kim, thuyền về không chở người họ Trần.'

'Hửm? Không chở người họ Trần là vì Trần đọc giống chìm, nhưng tại sao phải mang một cây kim chứ?' Tớ tò mò hỏi.

'Để ta kể cho cậu nghe câu chuyện xưa nhé, cho cậu biết tại sao phải mang theo một cây kim.' Ông cụ ngẩng đầu nhìn bầu trời tuyệt đẹp.

'Vùng này địa thế không tốt, hơn nữa vô cùng hoang vắng, cho nên cũng không xây cầu, dĩ nhiên sinh ra những người đưa đò như ta, trước đây thôn đối diện sông xem như náo nhiệt, mọi người muốn ra ngoài họp chợ xem cuộc vui chọn mua hàng hóa đều phải dựa vào những người chèo chúng ta hai tay chở qua, có vài người đời đời đều là ăn cơm trên sông, sống ven sông, lớn lên ven sông, cho dù chết, cũng muốn người nhà chôn bên bờ sông, đây là mệnh của chúng ta, tuy rằng khổ cực, nhưng cũng sống tiếp được.

Người đưa thuyền kỹ năng đều tốt, đây là đương nhiên, nhưng chỉ cần là lần đầu tiên một mình đưa thuyền, các cụ chung quy vẫn dặn dò, mang theo bên mình một cây kim. Ta hỏi vì sao, họ luôn thở dài lắc đầu không nói.

Ta lần đầu một mình ra ngoài, cũng rất vui mừng, chỉ là đối với cây kim này có phần không xem vào mắt, nhưng nếu bề trên đã nói, đương nhiên gật đầu nói vâng, liền kẹp kim mang trong lưng quần, thời gian dài, cũng quên đi mất.

Mãi đến một ngày, cũng là thời gian này, tháng tám rằm tháng bảy, mấy ngày liền mưa như trút nước, mọi người cũng không đưa thuyền ra, không có thu nhập, ngồi nhà đờ đẫn, thật vất vã hết mưa một buổi, ta vội vàng đẩy thuyền ra sông, chờ người đến.

Quả nhiên, ngày đó làm ăn rất thuận lợi, buổi trưa ra ngoài, đến lúc trời tối mịt đã đưa hơn mười mấy chuyến, ta cơ hồ không hề nghỉ, mặc dù mệt, nhưng trong lòng vui vẻ, thứ nhất có sinh kế, thứ hai cảm thấy mình có bản lĩnh giúp người.

Ta vừa chuẩn bị trở về, lại bị một thanh niên trẻ gọi lại.

Cậu ta thân hình cao lớn, song sắc trời đã ảm đạm, ta không thấy rõ tướng mạo của cậu ta, một thân trang phục trí thức, tay còn cầm một cái vali da, chân mang giày da đen, ta thấy cậu ta lạ mắt, càng kết luận cậu ta không thể nào là người địa phương.

'Đưa tôi qua đi.' Thanh niên trẻ sờ sờ trên người, lấy tiền ra, ta nhìn lại, đã gấp đôi tiền đò rồi, vừa định nhận lấy, chợt nhớ còn chưa hỏi cậu ta.

Thanh niên trẻ không ngờ là họ Trần, ta có chút chán nản, xua tay nói không chở.

'Nếu anh không chở, hôm nay trời đã tối đen, mười dặm quanh đây không có người, chẳng lẽ tôi phải trở về sao? Họ Trần thì có sao? Chẳng lẽ họ Trần cả đời không được qua sông sao? Vì sao thời đại này rồi còn có người phong kiến mê tín như anh chứ.' Cậu ta có chút tức giận, lớn tiếng trách cứ ta, tiếp theo lại móc móc trên người.

'Cầm đi!' Không ngờ cậu ta lại cầm nhiều tiền thế, ta do dự một chút, khi đó ta tuổi trẻ, không sợ trời không sợ đất, nào quan tâm được nhiều như vậy, lúc nào cũng chỉ muốn về nhà, mang thêm một người có gì không thể, đưa tay nhận tiền, để người nọ lên thuyền.

Ta chở cậu ta, chèo về hướng bờ bên kia, nhưng trong lòng ít nhiều có chút bất an, vốn là đường thủy quen thuộc lại trở nên xa hơn, chỉ hận không thể nổi lên một trận gió to, thổi ta loáng cái sang bờ bên kia, sớm về nhà.

Thuyền đến giữa sông, hai người bắt đầu trò chuyện, thì ra thanh niên họ Trần này là một người từng học đại học tú tài, hơn nữa tới đây sưu tầm dân dục dân phong, đồng thời mang theo một vali sách giáo khoa đến giáo hóa trẻ con nơi này, nghe xong những lời này của cậu ta, ta cũng không nhịn được bắt đầu kính nể cậu ta.

Thế nhưng không nghĩ tới, cách bờ chỉ còn mấy dặm, trời thật sự bắt đầu mưa.

Mưa rơi vô cùng lớn, chỉ chưa đến vài phút, trong thuyền ta đã rót đầy nước, gió cũng thổi dữ dội, chẳng qua không thổi ta về hướng bờ, mà thổi về hướng lòng sông, ta nhất thời luống cuống tay chân, trẻ tuổi, cho tới giờ chưa từng gặp loại chuyện như vậy.

'Nhà đò, làm sao bây giờ?' Thanh niên la lớn, nhưng giọng nói không rõ, hàm hàm hồ hồ, đoán chừng là nước mưa rơi vào miệng.

'Cậu bám chặt thuyền, tôi nghĩ biện pháp!' Tôi căn dặn cậu ta, nhưng trong lòng không nén được hoảng sợ, tuy rằng chống thuyền không lâu, nhưng biết mưa gió như vậy, chốc lát thuyền đụng vào thạch động nhô ra, chúng ta nhất định sẽ rơi xuống sông, đừng nói là tú tài này, chính ta cũng không thể bơi thoát được.

Quả nhiên, không đợi tôi nói xong, thuyền đã lật, ta và thanh nên đều rơi vào trong nước, dòng nước nặng nề vỗ trên người ta, đau đớn dữ dội, vã vào miệng, lỗ mũi đều rót đầy nước.

Nhưng may mắn, ta gắng gượng bơi khỏi mặt nước, nhưng không thấy cậu kia đâu, hai bên đều là nước sông đen nghịt, tiếng mưa rơi lẫn với tiếng sấm, che mất thanh âm hò hét của ta.

'Có lẽ đã chìm mất rồi, ôi, cái họ này thật đúng là tà môn.' Ta cảm thán, lập tức bơi về hướng bờ.

Bỗng nhiên, dưới chân ta trĩu xuống, giống như bị ai kéo vậy, tiếp theo ngang hông cũng có cảm giác bị ôm lấy, cả người ta nhanh chóng lật xuống nước.

Một tia chớp lóe lên, ta thấy thanh niên kia chặt chẽ bám lấy thắt lưng ta, hai tay cậu ta ra sức móc ở lưng quần ta.

'Buông tay! Bằng không chúng ta sẽ cùng chết!' Ta lớn tiếng gào, nhưng cậu ta giống như đã mất tri giác vậy, ngơ ngác nắm lấy ta, ra sức lắc đầu.

Ta không biết làm sao cho phải, chỉ biết sức ta đã hết, ngày mai sẽ phải chờ người nhà ta vớt xác ta rồi, người trên sông đều biết, người có kỹ năng bơi tốt mấy, một khi bị loại người với ham muốn được sống cực mạnh này ôm lấy, đều không có cách nào sống sót. Người như vậy giống như quả cân, dù không có mưa gió thế này, mang theo cậu ta cũng rất khó bơi được.

Ta chợt nhớ ra, nhớ trước khi đi mang theo một cây kim.

Khi đó ta không hề suy nghĩ nhiều, từ trong lưng quần lấy cây kim ra, hung hăng ghim xuống mu bàn tay người thanh niên.

Cậu ta hét to một tiếng, mang theo căm phẫn và thù hằn nhìn ta.

"Đừng trách tôi! Bằng không mọi người đều cùng phải chết!' Ta nhắm mắt lại, rút kim ra, lại lần nữa đâm xuống.

Sức lực bên hông quả nhiên giảm đi, ta lập tức tránh thoát tay cậu ta, chỉ là dùng sức quá lớn, kim rút ra gãy mất, đầu kim còn ở lại trên mu bàn tay thanh niên kia.

Ta ra sức bơi, chờ đến khi mò được đá bên bờ sông, giùng giằng leo lên, nước mưa đã nhỏ bớt.

Ta thấy không còn nguy hiểm, liền hôn mê bất tỉnh, lúc tỉnh lại, đã ở nhà, người nhà nói ta mệnh lớn, loại thời tiết này, mười người có tám người khó quay về rồi, người trong thôn nói cơn mưa tối đó cả đời này cũng chưa từng thấy, đổ lớn đến thế, mạnh đến thế.

Họ còn nói, lúc ta trở về, trong lòng bàn tay nắm chặt nửa cây kim.

Về sau, ta bệnh nặng một trận, nhắm mắt lại liền thấy thanh niên kia ướt sũng đứng trước mặt ta đòi mạng. Mà ta cuối cùng cũng hiểu rõ, các cụ vì sao dặn dò ta phải mang một cây kim, mà lại không muốn nói rõ nguyên nhân.

Nửa cây kim kia ta giấu đi, chuyện này không nói cho ai khác biết, chỉ kể một chút cho cha ta, cha ta năm đó nghe xong kinh hãi, sở dĩ ông kinh ngạc không phải vì chuyện đã xảy ra.

'Con không cầm về cây kim hoàn chỉnh? Mà đoạn bị gãy còn trong tay người đó?' Ông thất sắc hỏi, ta đáp phải.

'Đây là tối kỵ! Trừ phi chúng ta có thể tìm được thi thể người kia, bằng không,' Ông nói phân nửa, lại ngừng, tiếp theo thở dài lắc đầu, mặc dù ta cố truy hỏi, ông cũng không nói ta biết nữa.

Sau đó, mọi người tìm vài người bơi giỏi dọc theo sông lùng tìm, nhưng lại không tìm được thi thể của người kia, khiến ta thật lo lắng hãi hùng một phen, song liên tục mấy chục năm không có chuyện gì xảy ra, ta cũng dần quên đi.

Mãi đến khi ta lấy vợ sinh con, mãi đến khi con gái ta chậm rãi lớn lên. Tuy cha ta qua đời trong sầu lo, thậm chí lúc lâm chung vẫn nắm nửa cây kim kia. Thế nhưng ta lại không chú ý lắm, có lẽ từ bé đã không tin vào quỷ thần, hơn nữa sau này ta cũng rất chú ý thời tiết, tuyệt đối không đưa người qua sông bậy bạ nữa.

Đầu tháng tám năm ngoái, ta nhận được thư của con gái —— Ở đây chỉ có một bưu điện có thể liên lạc với bên ngoài cũng xa thôn đến mười mấy dặm, ta cách một khoảng thời gian sẽ vào đó thay người toàn thôn lấy thư, trong thư con bé nói cho ta biết, sẽ mang bạn trai về đây. Nhiều năm như vậy, con gái đều phải ở bên ngoại, chúng ta dựa vào gửi thư qua lại, chẳng qua thư khoảng thời gian gần đây có chút khác thường.

Những bức thư kia giống như bị mắc phải sương vậy, ướt sũng, ta cho rằng lúc gửi thư bị dính nước, nhưng những bức thư khác đều như thế. Ta từng gửi thư về hỏi con bé, con bé chỉ nói không cẩn thận dính nước, hoặc mỗi lần đều là vừa giặt xong quần rửa chén đũa mới bắt đầu viết.

Chút nước kia trải qua thời gian dài như vậy sao còn chưa khô? Ta hoài nghi.

Song ta không chú ý mấy, chỉ vội vã trở về nói tin tức này cho mẹ đứa nhỏ.

Hai chúng ta đắm chìm trong vui sướng, từ khi con gái ra tỉnh khác học đại học số lần về nhà càng ngày càng ít, lần trước đã là hơn nửa năm rồi.

Thời nay đưa người qua sông đã càng ngày càng ít, vì sợ hai đứa tới vội vàng tìm không được người qua sông, những ngày kế tiếp ta mỗi ngày đều ở ven sông đợi, hơn nữa không chở ai, chỉ chờ chúng —— Dù sao dựa vào tiền con gái gửi về cũng đủ duy trì chi phí trong nhà.

Đợi liên tiếp hơn mười ngày, mãi đến đêm rằm tháng bảy đó, ngày đó ta vốn không muốn ra ngoài, người đi thuyền kiêng kỵ quỷ lễ, nhất là đáy sông oan hồn nhiều. Vì vậy trời vừa tối, ta liền dự định chống thuyền quay về. Vừa đứng dậy, lại thấy xa xa đi tới hai người.

Một nữ trẻ tuổi và một người đàn ông cao lớn, tay hai người nắm chặt với nhau.

Người nữ đó dĩ nhiên là con gái ta, nhưng khi ta thấy người đàn ông kia thì sợ hết hồn.

Ta không biết vì sao lại nhớ tới dáng vẻ thư sinh của thanh niên mấy chục năm trước kia, không kể quần áo kiểu tóc khác nhau, thậm chí ngay cả vali xách trong tay cũng giống nhau. Nhưng ngay cả mặt vẫn như cũ cảm thấy không rõ, dường như giống rồi lại không giống. Ta âm thầm cắn đầu lưỡi, tự nói với mình trên đời này nào có chuyện quái dị như vậy, toàn bộ coi như mình mắt mờ đãng trí.

Con rể tương lai rất tôn kính ta, con gái cũng nhiệt tình giới thiệu với ta. Hóa ra anh chàng này chính là bạn đại học của con bé, cao hơn con bé một khóa, công việc của nó cũng là cậu ta hỗ trợ giới thiệu. Ta đương nhiên đối với chàng rể này vô cùng yêu thích, nhìn sắc trời đã tối, liền không trò chuyện nhiều nữa, bảo hai người lên thuyền' Ông cụ chèo thuyền vừa khua mái chéo, vừa nói, thuyền đã gần đến giữa sông, ông chợt dừng lại, mang theo ánh mắt quái dị, nheo mắt nhìn tớ và Lý Đa.

'Giống như hai cô cậu vậy, đều là ngồi đối diện, rất vui vẻ nhìn đối phương, nhưng lúc đó ta cảm thấy có chút quái dị, lại mãi không phát hiện ra, việc này vốn đối với người kiếm sống hơn hai mươi năm trên thuyền mà nói hẳn phải rất dễ nghĩ đến, có thể khi ấy quá vui mừng, lại không để mắt đến.' Ông thở dài một hơi, hạ thấp nón rơm xuống, tớ không thấy được ánh mắt ông ta nữa.

'Ngày đó còn có một người chèo thuyền cùng thôn, thuyền anh ta cũng chở hai cô gái, là trong thôn, nói là đến ven sông đốt giấy vàng tiền mã mới về, khi thuyền anh ta đi qua bên cạnh ta, bỗng nhiên nhìn một chút, sau đó kỳ quái nói một câu.

'Thật cạn nha.' Sau đó liền chèo ra. Ta không để ý, chỉ coi là một câu nói đùa.

Trở lại trong thôn, vợ ta đã chờ sốt ruột, sớm làm xong một bàn đồ ăn, đều là mùa tôm cá tươi, gia đình sông nước, phần lớn cá tôm là món chính, ta sợ con rể ăn không quen, sợ tanh còn đặc biệt làm chút thịt heo và rau cải. Anh chàng theo con gái ta cùng gọi ba mẹ, chúng ta nghe khá vui vẻ, ta cũng thẳng thắn đối xử với cậu ta như con rể.

Đêm đó ăn rất vui vẻ, mặc dù dưới ánh đèn ta vẫn nhìn tay trái con rể.

Ta ngày ấy gãy mất nửa cây kim để lại trong tay trái thanh niên kia, mặc dù năm lần bảy lượt mắng mình đa tâm, nhưng ánh mắt lại không tự chủ liếc qua đó.

Mặc dù ăn cơm, tay của con gai vẫn dính với tay trái của anh chàng kia, ta không nhìn thấy được gì.

Ăn xong cơm tối, ta dành ra một phòng cho con rể, con gái có chút không vui, ta cũng mặc kệ, tuy rằng nhà chúng ta nghèo, nhưng danh dự con gái nhà này vẫn là nên.

Nhưng, thôn bên bờ sông, tối đến trong gió mang theo hơi nước, thổi một đêm là có thể đả thương xương cốt, đừng nói ta tuổi cao, ngay cả thanh niên cũng bị thổi đến không dậy nổi, mà trong nhà ta chỉ có hai căn phòng ngủ.

Con gái đương nhiên ngủ với mẹ nó.

Ta chỉ có thể ngủ cùng con rể.

Nhưng khi ta nhìn ánh mắt con rể, cậu ta dường như rất thích thú, lại phảng phất như người bắt cá ven sông cầm cây lao móc chặt chẽ nhìn chằm chằm con cá sống vậy.

'Ngủ đi!' Ta khẽ cắn môi, tắt đèn, vẫn mặc quần áo nằm xuống.

Bên kia phòng hai mẹ con đã lâu không gặp, đương nhiên không thể thiếu được tiếng nói chuyện nho nhỏ, song sau nửa đêm, đương nhiên trở nên yên tĩnh, chỉ có tiếng ngáy thật nhỏ.

Ta thì cuộn mình ngủ thật say, còn nằm mơ, mơ thấy thanh niên rơi xuống sông bị ta dùng kim đâm tay kia.

Cũng không lâu sau, ta liền cảm thấy trên mặt lạnh lẽo, mở mắt, phát hiện con rể toàn thân ướt đẫm đứng trước mặt ta, nhìn ta chằm chằm, tóc cậu ta từng sợi từng sợi, đang nhỏ nước. Thân trên ở trần, mặc một cái quần cụt.

Dáng vẻ cậu ta cùng thanh niên rơi xuống nước kia gần như hòa thành một vậy, giống như mới từ đáy con sông trong giấc mơ bò ra ngoài, ta giật nảy mình, nhảy dựng lên, nắm khúc gỗ bên mép giường.

Cậu ta dường như có chút kinh ngạc, sau đó nhìn mình một chút, tiếp theo cười một tiếng.

'Ngại quá, ba, dọa ba rồi, con ngủ không được, nên ra ngoài bơi, vì cơ thể yếu, từ bé đã được đưa đi học bơi, ngược lại tập cho bản thân tật xấu, một ngày không bơi thì cả người không thoải mái.' Cậu ta lại cúi thấp đầu xin lỗi, sau đó tiến vào.

Ta lúc này mới buông đồ, lần nữa nằm xuống.

Nhưng ai lại thích đi bơi vào nửa đêm rằm tháng bảy? Hơn nữa chỉ cần không nắm tay con gái, tay trái cậu ta sẽ giấu phía sau hoặc siết chặt lại.

Nếu không nhìn tay cậu ta, e rằng ta sẽ không an tâm. Mang theo loại suy nghĩ này, ta lại ngủ thiếp đi.

Con gái nói cho chúng ta biết, con bé sẽ cùng con rể ở lại đây một tuần.

"Ba, một tuần nữa bọn con phải về rồi, thời gian không nhiều lắm, chờ sau này bọn con sẽ còn thường xuyên về thăm ba mẹ.' Con gái cười nói, con gái lớn không thể giữ, điểm này ta biết, huống hồ ở đây thâm sơn cùng cốc, chung quy không thể để con gái đi trên con đường cũ của mình đúng không? Nhưng mũi vẫn nổi lên một trận chua xót, giống như bị ai rót nước gừng vào lỗ mũi vậy, vừa đắng lại vừa cay.

Chàng rể này không thường nói chuyện, nhưng lễ độ cung kính, ta thì suốt ngày dán mắt lên người cậu ta, cuối cùng, ta nghĩ ra một cơ hội nhìn tay trái cậu ta.

'Cậu thích bơi, hôm nay thời tiết tốt, nước sông cũng ấm, hay là hai ta đi bơi cho sảng khoái nhé? Còn có thể so tài nữa, bơi thua ta, ta không thể đồng ý gả con gái cho cậu được.' Ta trêu ghẹo nói, chàng rể sảng khoái đồng ý.

'Tôi nhất định sẽ thắng bác.' Cậu ta nheo mắt lại, cười hì hì nói.

Giữa trưa nước sông khó gây hại cho người nhất, ta mang theo cậu ta đi tới bờ sông, không một bóng người, vùng này sườn núi bao quanh, cộng thêm cỏ dại nhiều, mặt trời chiếu không tới được, nhiệt độ cũng thấp hơn.

Ta nhanh chóng cởi sạch quần áo, sau đó nhìn cậu ta.

Con rể cũng chậm rãi cởi quần áo, ta rốt cuộc trông thấy tay trái cậu ta, không biết nên nói là thất vọng hay vui mừng, trên tay cậu ta cái gì cũng không có, rất trơn nhẵn, trắng trắng mịn mịn, vừa nhìn là biết tay người tri thức cầm giấy bút.

'Bơi thôi.' Cậu ta ùm một tiếng nhảy vào sông. Ta cũng theo sát xuống sông, tảng đá trong lòng rơi xuống, đương nhiên không hề lo lắng, bơi cũng đặc biệt thoải mái.

Ta và cậu ấy đều là người như hũ nút không nói nhiều, có thể vì điểm này con gái ta mới thích cậu ấy, hai người trò chuyện với nhau, rồi im lặng không lên tiếng nữa.

Nước sông có chút đục, bùn cát cuộn lên khiến ta không nhìn thấy được gì, ngẫm lại sự kiện hơn hai mươi năm trước kia, như một vết sẹo hàn trong lòng ta, ta cố gắng bơi về phía trước, trông thấy con rể đang ở phía trước, có lẽ mình quả thật đã già rồi, liền hít một hơi vượt lên trên cậu ta.

Nhưng khi ta cúi đầu, luồng khí của ta thoáng cái đã biến mất.

Dưới cơ thể ta hiện lên một thứ gì đó, một thứ gì đó hình người.

Ta lúc đầu cho rằng là bóng mình được mặt trời chiếu xuống lòng sông, nhưng kèm theo bùn cát cuộn lên dần dần đẩy lùi, đó lại là cái xác.

Tóc đã rụng sạch, mặt như nấm hương ngâm nước, kèm theo mạch máu li ti màu tím đen giăng đầy khuôn mặt như quả bóng, miệng phồng to, không biết ngậm thứ gì, tứ chi cũng vô lực trôi lơ lửng, hắn chậm rãi nổi lên, gần như suýt đụng phải mặt ta.

Tuy rằng hình dáng thay đổi cực điểm, nhưng ta từ áo của hắn thoáng cái liền nhận ra, đó là thi thể không tìm thấy được hơn hai mươi năm trước, chẳng qua vali da kia đã không thấy đâu, hẳn đã trôi mất rồi.

Ta xưa nay lá gan cực lớn, nhưng lần này cũng bị dọa không nhẹ, một hơi không kịp thở, nước sặc vào phổi, hơn nữa chân còn bị chuột rút.

Hơn nữa ta nhìn thấy tròng trắng mắt lồi ra của cái xác nhìn ta khẽ cười, tay áo bên trái hắn nổi lên, chặn mắt của ta.

Cổ họng ta bắt đầu có cảm giác bị siết chặt, dần dần cảm thấy khó thở, mắt một mảng tối đen, sau cùng nghe được là tiếng gọi của con rể.

Lúc tỉnh lại, xung quanh vây rất nhiều người, ta đã nằm trên giường nhà mình, hóa ra con rể đã cõng ta về.

'Xác! Xác chết đó!' Trong phổi dường như vẫn còn nước đọng, ta vừa lớn tiếng kêu lên, do ho khan đứt quãng, vợ ta khẽ vỗ nhẹ lưng ta.

'Đã vớt rồi.' Thôn dân bên cạnh nói cho ta biết.

'Xác chết hơn hai mươi năm vì sao giờ lại nổi lên? Hơn nữa không thối rữa?' Ta lớn tiếng hỏi, không biết là hỏi mình, hay hỏi những người khác, bởi vì ta muốn biết đáp án, bằng không ta sẽ điên mất.

'Thối rữa hay không thì không biết, song không nổi lên được là đương nhiên." Con rể bỗng lạnh lùng nói, 'Trong bụng của hắn, đều là đá cuội, vừa nãy khi họ mang lên lộc cộc lộc cộc vang dội, như máy trộn xi măng trong công trường vậy, trên bụng lồi lõm, một người nuốt nhiều đá như vậy, đương nhiên không đứng dậy nổi.'

'Thảo nào, ta nhìn thấy miệng cái xác kia phình lên.' Tôi bấy giờ mới bình tĩnh lại.

'Hơn nữa, cái xác kia mất tay trái, hình như bị cái gì gặm mất.' Một người bên cạnh liến thoắng nói.

Ta im lặng, phất tay, ý bảo mọi người tản đi, sau đó không để ý tới người nhà hỏi han, vùi đầu ngủ.

Kỳ thực ta nào ngủ được. Bàn tay trái mang nửa cây kim kia đến tột cùng ở đâu, tìm không được nửa cây kim kia, ta sớm muộn cũng sẽ giống cha ta buồn bực mà chết, chết cũng không an lòng.

Thời gian dần qua đi, con gái cũng nói với tôi chúng sắp phải rời khỏi đây rồi. May mà cơ thể không lâu sau đã bình phục, chẳng qua tâm bệnh không cách nào chữa trị, người trong thôn biết chuyện mấy chục năm trước không nhiều lắm, ta ở trong thôn có uy vọng nhất định, vì vậy bảo mọi người chia ít tiền an táng cho thi thể người nọ đàng hoàng.

Con gái nắm tay con rể, mặt mang vẻ u sầu nhìn ngôi mộ mới.

'Thật đáng thương, ngay cả tên cũng không có.'

'Tại sao không có, nói không chừng cùng tên với anh đấy.' Con rể bỗng thốt lên một câu, ta dùng ánh mắt trợn trừng nhìn cậu ta, lúc này mới im tiếng.

Thời gian bảy ngày trôi qua rất nhanh, con gái vậy mà lại khóc, có thể vô cùng không muốn, nhưng lại không còn cách nào.

'Nhất định phải tự chăm sóc mình cẩn thận.' Mẹ đứa nhỏ lau nước mắt nắm tay còn lại của con gái, 'Con xem tay lạnh như vậy, sau này mang thai em bé nhất định phải chú ý.'

'Dạ, anh ấy sẽ chăm sóc tốt cho con.' Con gái cười một tiếng, nhìn con rể, con rể cũng gật đầu.

Ta tiễn chúng qua sông, bị từ chối, lý do là thân thể ta vừa khỏe, không thích hợp, còn phải nằm trên giường nghỉ ngơi nhiều.

'Ba mẹ bọn con đi.' Con rể cúi mình chào chúng tôi, tiếp theo bỗng dưng buông tay trái nắm tay con gái ra, đi về hướng ta. Ta thoáng sửng sốt, nghĩ thầm có lẽ đây là phương thức chào tạm biệt của họ, cũng đưa tay qua đó, hai người bắt tay nhau.

Khi đó, ta cảm giác lòng bàn tay nhói đau.

Con gái và con rể biến mất ngoài cửa, ta lật bàn tay lại, trong lòng bản tay là nửa cây kim gỉ sét, thời điểm đó ta như được giáng đòn cảnh tỉnh, há hốc miệng, muốn gọi con gái quay về, nhưng ta biết chẳng ăn thua gì, mẹ con bé còn tưởng ta luyến tiếc, dỗ dành ta nói: 'Con bé sẽ còn trở về, khó chịu cái gì.'

'Về, về không được nữa.' Ta khóc than nói, không để ý tới bà ấy nữa, chỉ chạy vọt vào phòng, lấy ra một hộp sắt, mở ra, bên trong là nửa cây kim khác.

Hai bên vừa chạm nhau, vừa vặn một chỗ, một cây kim hoàn chỉnh, chính là cây kim ta mang ra ngoài hai mươi năm trước.

Ta vô lực cất hộp vào, cố gắng nâng mí mắt, chợt thấy trong góc tường có cái vali.

Là vali con rể ngày đầu tiên tới mang theo.

Cùng một loại với vali da hai mươi năm trước thanh niên kia xách trong tay.

Chẳng qua, mấy hôm trước nó còn thật tốt, nhưng giờ đây bên ngoài vali ứa ra nước, từng dòng từng dòng một từ trong khe hở vali chảy xuống, chỗ đất ướt thành một mảng to.

Ta bò qua đó —— Bởi vì chân đã hoàn toàn không còn sức lực nữa, cố gắng mở rương ra, bên trong không hề có cánh tay đứt đã mất tích như ta tưởng tượng.

Bên trong chỉ có rất nhiều thư, những bức thư đều bị ngâm nước.

Mỗi một bức, đều là những lá thư ta từng nhận được, đều là những lá thư con gái từng gửi đến. Những bức thư này phần lớn chữ viết đã ngâm nước nhòe nhoẹt. Ta giống như phát điên ném cả thư và vali ra ngoài phòng, vợ cực sợ ta, bà ấy sau này nói ta khi ấy giống như quỷ đói vậy.

Vài ngày sau, ta lần nữa đến bưu điện, nơi ấy quả nhiên có một phong thư cho ta.

Đáng tiếc không phải con gái ta viết, đó là từ đơn vị con bé gửi tới. Khi ta mở thư ra, tuy đã có chuẩn bị, nhưng vẫn thiếu chút nữa thì bất tỉnh.

Trong thư viết, con gái ta hai tuần trước một mình đi bơi sông, gặp phải sóng to xảy ra bất trắc, kết quả xác con bé qua thật lâu mới được vớt lên, hơn nữa kỳ lạ nhất là, xác con bé khi được vớt lên, trong tay nắm chặt một cánh tay đứt, một cánh tay trái đứt lìa của đàn ông, người ở đây đều nói cánh tay kia thoạt nhìn giống như đã bị ngâm nước rất nhiều năm rồi. Mà lá thư này cũng không biết vì sao thật lâu mới đến được đây.

Cầm thư, ở bưu điện ngồi lặng yên nửa ngày, ta mới chống thuyền về nhà, thậm chí không biết nói sao với bà nhà ta, cho nên ta quyết định giấu giếm, chỉ nói con gái đã ra nước ngoài, tóm lại giấu được bao lâu hay bấy lâu.

Lúc trở về ta lại gặp anh bạn đồng nghiệp kia, lúc này ta mới hiểu, hắn ngày đó nói quá cạn, nhưng thật ra là tò mò vì sao trên thuyền chỉ có một người lớn là ta mà lại thấm nước sâu như vậy.

Ta cười khổ, đó là đương nhiên, khi ấy trên thuyền chỉ có một cái tay đứt mà thôi." Người lái đò rốt cuộc đã kể xong, thuyền cũng đã cập bờ. Tớ đưa tiền cho ông ấy, ông ấy lại khoát tay.

"Không cần, các cậu có thể nghe câu chuyện của ta, ta đã rất vui rồi." Ông cười chất phác.

"Thôn A kia đi hướng nào bác có thể chỉ cho bọn con không?" Lý Đa cười hỏi ông ấy, người lái đò gật đầu, đi xuống thuyền, hướng bản đồ chỉ cặn kẽ cho bọn tớ, tiếp theo mới lên thuyền rời đi.

Nhìn bóng dáng ông dần biến mất trên mặt sông, tớ cũng chợt nhớ tới, thời điểm ông vừa nãy lên xuống thuyền, thân thuyền không hề động đậy.

Ai biết được? Có lẽ ông ấy quanh năm ở trên thuyền nên thành tính vững vàng rồi.

Còn chưa tới làng, thì nghe được một câu chuyện như vậy, không khỏi có chút hậm hực, nhưng ai biết được trong thôn kia còn có chuyện gì càng kỳ dị hơn chứ? Chẳng qua thời gian không nhiều, tớ chỉ có thể nói trước đến đây, mấy ngày nữa tớ sẽ kể cho cậu biết nhé.

Mọi sự bình an, cũng chúc cậu và Lạc Lôi cơ thể mạnh khỏe."

Nội dung bức thư kết thúc, xem ra Kỷ Nhan sau khi rời thôn kia thì viết thư cho tôi, đương nhiên, tôi càng nôn nóng nghe câu chuyện mấy ngày sau của cậu ấy, thôn kỳ lạ kia sẽ có gì đây, song nếu cậu ấy có thể kể cho tôi biết, so ra nhất định không có gì nguy hiểm, chỉ cần tất cả an toàn, với tư cách là bạn bè như tôi mà nói đương nhiên vui mừng hết sức, nhưng mà, ngẫm lại nếu tôi là người lái đò kia, chỉ sợ cũng sẽ không chút do dự cầm kim đâm xuống? Hoặc giả mọi người ai cũng sẽ như vậy thôi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tà Binh Phổ - Chương 48

Chương 48 - Hỗn chiến Đối mặt với Huyền Cương chạy trước tiên phong đâm đầu đánh tới, Bách Diệp cũng không dám xem thường, lập tức rũ mũi nhọn trường thương xuống, cổ tay rất nhanh run lên, thương kình bằng không vẽ ra nửa bước sóng song song với mặt đất đẩy dời đi. Mặc dù không nhìn thấy đạo thương kình phá kim đoạn ngọc kia, nhưng động tác rất nhỏ trên tay Bách Diệp lại không thể qua được đôi mắt của Huyền Cương, nó cực nhanh điều chỉnh tư thế chạy nhanh của mình, đem đường quỹ tích bước vọt tới trước kéo thành một hình cung, không cần chậm lại mà vẫn xảo diệu vòng qua thương kình vô hình của thập tự thương, tốc độ cực nhanh, khiến cho Bách Diệp không kịp phát ra đạo công kích viễn trình thứ hai. Bách Diệp thấy Huyền Cương trong nháy mắt đó đã đánh đến trước mặt mình, đáy lòng cũng âm thầm kêu một tiếng hay, thủ đoạn tránh né của nó nhìn như đơn giản, nhưng rất khó nắm chắc, bởi vì cần tỉ mỉ tính toán đo lường biên độ rung trái phải này của cổ tay Bách Diệp, tài năng ước đoán ra b

Vòng bảy người - Chương 1

Quyển sách thừa Khúc ngoặc đường Văn Tinh có một tòa kiến trúc cao tầng nhỏ thập niên 50, là thư viện lâu đời nhất trong thành phố này, kích thước không lớn. Kết cấu bên trong thư viện vẫn hoàn toàn mang phong cách của thập niên 50, mặt tường ngoài tòa nhà bò đầy dây thường xuân xanh biếc. Loài thực vật này có thể hấp thụ lượng lớn ánh nắng và nhiệt lượng, do đó đi trong hành lang của cao ốc không cảm thấy được một tia thiêu đốt của nắng hè, ngược lại bởi vì tầng tầng loang lổ này mà có vẻ có chút âm u kín đáo. Yên tĩnh là bầu không khí duy nhất của nơi này. Do đó lượng người dù cao tới đâu, một năm bốn mùa cũng đều im ắng như vậy, nguyên tắc cơ bản nhất của thư viện đó là chút yêu cầu ấy, nhưng không mảy may tiếng động nào lại có một tầng ý nghĩa khác, chính là sự cân bằng hết sức yếu ớt. Bởi vì bạn không cách nào biết được giây tiếp theo sẽ có cái gì phá tan sự cân bằng an tĩnh này, cho dù đó là một cây kim rơi xuống mặt đất, cũng sẽ khiến linh hồn bạn bị rung động. Chu Quyết thu dọn

Ánh Sáng Thành Phố - Vĩ Thanh

Vĩ Thanh - Em ngỡ anh đã đi rồi Một tuần sau, vụ án liên hoàn "Ánh sáng thành phố" tuyên bố kết thúc. Giang Á đối với những tội giết người liên tiếp của mình đã thú nhận không kiêng dè, cũng khai rõ toàn bộ chi tiết gây án. Dưới sự xác nhận của hắn, cảnh sát ở khu đất hoang phụ cận quán cafe "Lost in Paradise", cùng với nhiều địa điểm bên trong thành phố, lấy được lượng lớn vật chứng được chôn giấu, vứt bỏ. Qua xét nghiệm, vật chứng này cùng khẩu cung của Giang Á và kết luận khám nghiệm đồng nhất với nhau. Sau khi toàn lực lùng vớt, ở giữa sông Ly Thông phát hiện phần tàn tích của đầu lâu và mô cơ, cùng nhận định với án nam thi không đầu. Án mạng thôn La Dương 21 năm trước, do niên đại đã rất lâu, trừ khẩu cung của Giang Á ra, không còn chứng cứ nào, viện kiểm sát đưa ra quyết định không cho khởi tố nữa. Thông qua tiến hành kiểm tra toàn diện xe Jetta trắng của Giang Á, cảnh sát ở miệng khóa cốp và đầu đỉnh của cốp xe phía sau phát hiện lượng vết máu nhỏ,